ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI – GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM & BỀN VỮNG - TÂM ĐỨC TECH
Hệ thống điện năng lượng mặt trời: Giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí điện năng và bảo vệ môi trường.
----------------
Trong bối cảnh giá điện liên tục tăng và nhu cầu sử dụng năng lượng xanh ngày càng cấp thiết, hệ thống điện năng lượng mặt trời đã trở thành giải pháp tối ưu cho nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà máy.
Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí điện năng dài hạn, hệ thống điện mặt trời còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Nhưng cụ thể, hệ thống này là gì, cấu tạo như thế nào và cần lưu ý điều gì khi triển khai? Cùng Tâm Đức Tech tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là hệ thống sử dụng các tấm pin hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng. Hệ thống này có thể hoạt động độc lập hoặc hòa lưới với hệ thống điện quốc gia.
Có 3 loại hệ thống phổ biến:
- Hệ thống điện mặt trời độc lập (Off Grid): không kết nối với lưới điện quốc gia, dùng trong các khu vực không có điện lưới.
- Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On Grid) : kết nối với lưới điện quốc gia, tiết kiệm tối đa chi phí điện.
- Hệ thống điện mặt trời kết hợp (Hybrid): kết hợp giữa hòa lưới và lưu trữ trong ắc quy/dàn pin lưu trữ.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời
Cấu tạo cơ bản của hệ thống điện mặt trời
Một hệ thống điện năng lượng mặt trời hoàn chỉnh thường bao gồm các bộ phận chính:
- Tấm pin mặt trời: Thu nhận bức xạ mặt trời và chuyển thành dòng điện 1 chiều (DC), thường đặt trên mái nhà, mái tôn, sân thượng hoặc bãi đất trống.
- Máy biến tần Inverter: Chuyển dòng điện 1 chiều thành điện xoay chiều (AC) để dùng cho thiết bị điện hoặc hòa vào lưới.
- Tủ điện – bộ bảo vệ – đồng hồ điện: Điều khiển, bảo vệ quá tải, chống sét, giám sát và đo lường lượng điện tiêu thụ/sinh ra.
- Ắc quy lưu trữ (nếu có): Lưu trữ điện năng để sử dụng vào ban đêm hoặc khi mất điện.
- Khung giá đỡ và dây dẫn điện: Tùy thuộc vào kết cấu công trình, khung đỡ được thiết kế theo độ nghiêng phù hợp để tối ưu khả năng hấp thụ nắng.
Sau đây là cấu tạo của 3 hệ thống điện mặt trời phổ biến hiện nay:
Hệ thống điện mặt trời độc lập (Off Grid)
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On Grid)
Hệ thống điện mặt trời kết hợp (Hybrid)
Lợi ích của hệ thống điện mặt trời
- Tiết kiệm chi phí điện năng lâu dài: Sau 5–7 năm hoàn vốn, điện mặt trời giúp giảm từ 50–90% chi phí điện tùy quy mô hệ thống.
- Thân thiện với môi trường: Điện năng lượng mặt trời không phát thải CO₂, giảm khí nhà kính, phù hợp với tiêu chuẩn ESG và xu hướng phát triển xanh.
- Tăng giá trị tài sản và uy tín doanh nghiệp: Doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo thường được đánh giá cao về trách nhiệm môi trường – xã hội.
- Độ bền cao, vận hành ổn định: Tuổi thọ trung bình của pin mặt trời lên đến 25-30 năm, ít phải bảo trì thường xuyên.
Điện mặt trời - nguồn năng lượng xanh bền vững và tiết kiệm
Những lưu ý khi đầu tư hệ thống điện mặt trời
Để triển khai một hệ thống điện mặt trời hiệu quả, an toàn và bền vững, khách hàng cần quan tâm đến các yếu tố sau:
1. Khảo sát vị trí lắp đặt kỹ lưỡng
- Ưu tiên nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp >4h/ngày.
- Vị trí lắp đặt như mái nhà, sân thượng… cần đủ diện tích, chắc chắn và có kết cấu phù hợp để chịu tải trọng pin và khung đỡ.
2. Xác định nhu cầu tiêu thụ điện cụ thể
- Cần tính toán kỹ công suất hệ thống dựa trên số lượng thiết bị điện, thời gian sử dụng điện trong ngày.
- Tránh lắp đặt quá công suất gây dư thừa hoặc quá ít khiến hệ thống không phát huy hiệu quả.
3. Chọn đơn vị thi công uy tín, minh bạch
- Đơn vị chuyên nghiệp sẽ tư vấn loại pin, inverter, phụ kiện phù hợp, có bảo hành rõ ràng.
- Đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, kết nối điện an toàn, thẩm mỹ và dễ bảo trì.
4. Tuân thủ quy định đấu nối lưới điện (nếu có)
Với hệ thống hòa lưới, cần đăng ký và lắp đặt đồng hồ 2 chiều theo quy định của EVN để được công nhận và hưởng chính sách mua lại điện dư.
5. Bảo trì định kỳ để duy trì hiệu suất
Kiểm tra, vệ sinh định kỳ tấm pin, hệ thống điện để đảm bảo vận hành ổn định và an toàn.
Khi triển khai hệ thống điện mặt trời, chủ đầu tư cần lưu ý một số yếu tố để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và bền vững
Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại Tâm Đức Tech
Tại Tâm Đức Tech, việc triển khai hệ thống điện năng lượng mặt trời không chỉ là việc lắp đặt thiết bị – mà là một quy trình bài bản, chính xác và đồng bộ nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư tối ưu và an toàn cho khách hàng. Dưới đây là 6 bước thi công tiêu chuẩn mà chúng tôi áp dụng:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng và tư vấn giải pháp phù hợp
- Đội ngũ kỹ sư đến tận nơi để đánh giá hiện trạng mái, kết cấu công trình, hướng nắng, thời gian chiếu sáng.
- Thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng điện, hóa đơn điện hiện tại và khả năng tài chính.
- Đưa ra giải pháp thiết kế hệ thống tối ưu nhất về công suất, vị trí lắp đặt và hiệu quả đầu tư.
Bước 2: Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán chi tiết
- Lập bản vẽ bố trí tấm pin, inverter, tủ điện và đường dây.
- Tính toán tải trọng mái, góc nghiêng pin và khoảng cách an toàn kỹ thuật.
- Gửi báo giá tổng thể và tiến độ thực hiện rõ ràng cho khách hàng phê duyệt.
Bước 3: Ký hợp đồng và chuẩn bị vật tư
- Sau khi thống nhất phương án và chi phí, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng thi công.
- Tâm Đức Tech tiến hành đặt hàng các thiết bị chính hãng theo cấu hình đã thiết kế.
Bước 4: Triển khai thi công lắp đặt hệ thống
- Thi công phần khung giá đỡ, lắp đặt tấm pin, đi dây dẫn, lắp inverter và tủ điện.
- Đảm bảo an toàn, chống nước, chống sét và tuân thủ tiêu chuẩn điện lực.
- Đội ngũ kỹ thuật kiểm tra từng hạng mục theo danh sách checklist chất lượng.
Bước 5: Kiểm tra, đấu nối và vận hành thử
- Kiểm tra thông số kỹ thuật, hiệu suất phát điện, tính ổn định khi hòa lưới.
- Hướng dẫn khách hàng sử dụng hệ thống giám sát online (nếu có).
- Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao hoàn chỉnh.
Bước 6: Bảo trì định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật sau lắp đặt
- Theo dõi hoạt động hệ thống từ xa (đối với hệ thống giám sát).
- Vệ sinh tấm pin định kỳ, kiểm tra kết nối dây, đo hiệu suất thực tế.
- Cam kết hỗ trợ kỹ thuật 24/7 trong thời gian bảo hành và sau bảo hành (theo thỏa thuận).
Một số hình ảnh thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Tâm Đức Tech:
Thi công, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Tâm Đức Tech
Tâm Đức Tech - Đơn vị thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời đáng tin cậy
Tâm Đức Tech là một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời. Một số dịch vụ nổi bật của chúng tôi bao gồm:
- Thi công và lắp đặt hệ thống điện: Hệ thống phân phối điện, chiếu sáng và các hệ thống điện nhẹ.
- Thi công và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và thông gió (HVAC): Bao gồm các hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
- Thi công và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC): Bao gồm các hệ thống báo cháy, chữa cháy, tăng áp cầu thang và hút khói hành lang.
- Thi công và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước: Bao gồm các hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.
Bài viết này mong rằng sẽ giúp anh chị có cái nhìn toàn diện về việc thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời và hiểu rõ sự cần thiết của việc đầu tư và bảo dưỡng hệ thống này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng gọi đến Hotline: 0848 858 859 để được hỗ trợ miễn phí và kịp thời.
>>> Xem thêm: Hệ thống cơ điện (M&E) là gì? Khám phá chi tiết từ A đến Z về hệ thống M&E trong các tòa nhà
------------
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂM ĐỨC
💥 Nhận Tư Vấn, Thiết Kế và Thi Công Hệ Thống
➡️ Cơ Điện – Cấp Thoát Nước
➡️ Camera An Ninh, Chống Trộm
💥 Cung Cấp Thiết Bị CNTT
➡️Máy Tính, Máy in, Mực in,…
➡️Tổng đài Điện Thoại,...
==============
🏚 Địa chỉ: 53 đường số 11, KDC Hiệp Thành 3, Phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
☎ Điện Thoại : (0848) 858 859 - 0274 3857 557
Email: Tamduccns@gmail.com
Website: https://tamductech.com - http://tamductech.vn
Xem thêm